• Rò hâu mộn
  • Rò hâu mộn
Bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị rất nhiều biến chứng làm thể trạng suy sụp. Trung bình các biến chứng xảy ra khoảng 10-20 năm sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt. Tuy nhiên cũng có vài người không bao giờ bị biến chứng hoặc biến chứng xuất hiện rất sớm. Một bệnh nhân có thể có nhiều biến chứng cùng một lúc và cũng có thể có một biến chứng nổi bật hơn tất cả. 

 BIẾN CHỨNG MẠN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ?

1. Biến chứng ở mạch máu lớn:
- Xơ cứng động mạch thường gặp trên người bị tiểu đường, xảy ra sớm hơn và nhiều chỗ hơn so với người không bệnh.
- Xơ cứng động mạch ở mạch máu ngoại biên có thể gây tình trạng đi lặc cách hồi, hoại thư và bất lực ở đàn ông.
- Bệnh động mạch vành và tai biến mạch máu não cũng hay xảy ra. Nhồi máu cơ tim thể không đau có thể xảy ra trên người bị tiểu đường và ta nên nghĩ đến biến chứng này khi bệnh nhân bị tiểu đường thình lình bị suy tim (T). Vì vậy phải làm ECG định kỳ và Doppler mạch máu để phát hiện sớm sang thương.

2. Biến chứng ở mạch máu nhỏ:
- Sang thương xảy ra ở những mạch máu có đường kính nhỏ, có tính lan tỏa và đặc hiệu của tiểu đường. Ảnh hưởng chủ yếu lên 3 cơ quan: bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu thận và bệnh lý thần kinh.

3. Bệnh lý võng mạc:
- Thay đổi cơ bản: Thay đổi sớm nhất ở võng mạc là các mao quản tăng tính thấm. Sau đó những mao quản bị nghẽn tắc tạo nên các mạch lựu dạng túi hay hình thoi. Sang thương mạch máu kèm theo sự tăng tế bào nội mạc mao quản và sự biến mất của các tế bào chu bì (pericytes) bao quanh và nâng đỡ mạch máu. Ngoài ra còn có hiện tượng xuất huyết và xuất tiết ở võng mô.
- Sang thương tăng sinh: Chủ yếu do tân tạo mạch máu và hóa sẹo. Cơ chế kích thích sự tăng sinh mạch máu không rõ, có giả thiết cho rằng nguyên nhân đầu tiên là tình trạng thiếu oxy do mao quản bị tắc nghẽn, 2 biến chứng trầm trọng của sang thương tăng sinh là xuất huyết trong dịch thể và bóc tách võng mô gây ra mù cấp tính. Thường sau 30 năm bị tiểu đường, hơn 80% bệnh nhân sẽ có bệnh lý võng mạc, khoảng 7% sẽ bị mù. Muốn phát hiện sớm các sang thương đầu tiên của võng mạc phải dùng phương pháp chụp động mạch võng mạc có huỳnh quang thì những sang thương vi mạch lựu sẽ phát hiện kịp thời, điều trị sớm, phòng ngừa diễn tiến của bệnh lý võng mạc.




4. Bệnh lý thận: Đây thường là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh tiểu đường. Có 4 loại sang thương được mô tả trên kính hiển vi:
- Tình trạng xơ hóa vi cầu thận.
- Tình trạng xơ cứng động mạch tới và động mạch đi khỏi vi cầu thận.
- Glycogen, mỡ và Mucopolysaccharides ứ đọng quanh ống thận.
- Ở vi cầu thận, người ta có thể thấy 2 loại sang thương
Đa số các bệnh nhân bị biến chứng thận đồng thời có thay đổi ở đáy mắt nhưng nhiều bệnh nhân có thay đổi ở đáy mắt lại không có triệu chứng rõ ràng của bệnh thận. 




5. Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ảnh hưởng lên mọi cơ cấu của hệ thần kinh, có lẽ chỉ trừ não bộ. Biến chứng gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân dù ít khi gây tử vong
Biến chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường là:
- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên: Thường bị đối xứng, bắt đầu từ đầu xa của chi dưới, tê nhức, dị cảm, tăng nhạy cảm và đau. Đau thường âm ỉ hoặc đau trong sâu, có khi đau như điện giật. Khám thường sớm phát hiện mất phản xạ gân xương, đặc hiệu là mất phản xạ gân Achille. Mất cảm giác rung vỏ xương.
- Viêm đơn dây thần kinh: cũng có thể xảy ra nhưng hiếm. Triệu chứng cổ tay rớt, bàn chân rớt hoặc liệt dây thần kinh III, IV, VI, bệnh có thể tự hết. Bệnh nhân còn có thể bị đau theo rễ thần kinh.
- Biến chứng thần kinh dinh dưỡng (hay thực vật) còn gọi biến chứng thần kinh tự chủ ảnh hưởng lên các cơ quan như:
* Tim mạch: Tăng nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi: 90 - 100 lần/phút. Giảm huyết áp tư thế (huyết áp tâm thu ở tư thế đứng giảm > 30 mmHg).
* Tiêu hóa: Mất hoặc giảm trương lực của thực quản, dạ dày, ruột, túi mật. Bệnh nhân nuốt khó, đầy bụng sau khi ăn. Tiêu chảy thường xảy ra về đêm, từng đợt không kèm theo đau bụng, xen kẽ với táo bón.
* Hệ niệu sinh dục: Biến chứng thần kinh bàng quang làm giảm co bóp và liệt bàng quang. Bất lực ở nam giới.
* Bất thường tiết mồ hôi: Giảm tiết mồ hôi ở nửa phần thân dưới và tăng tiết phần thân trên, tay và mặt, nhất là khi ngủ tối và sau khi ăn các chất gia vị.
* Rối loạn vận mạch: Phù ngoại biên ở mu bàn chân.
* Teo cơ, giảm trương lực cơ.

6. Biến chứng nhiễm trùng: Cơ địa tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì khả năng thực bào giảm do thiếu Insuline dẫn tới giảm sức đề kháng của cơ thể. Nhiễm trùng mụn nhọt ngoài da thường do Staphylococus aureus gây ra. Nhiễm nấm Candida Albicans ở bộ phận sinh dục hay kẽ móng tay và chân. Nhiễm trùng tiểu thường vi trùng gram (-) E.Coli gây viêm bàng quang, viêm đài bể thận cấp, mãn, viêm hoại tử gan thận. Viêm phổi do vi trùng gram (-) hay gặp, vi trùng gram (+), vi trùng lao.

7. Loét chân ở bệnh tiểu đường: Thường do phối hợp biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu và biến chứng nhiễm trùng. Vi trùng gây nhiễm trùng chân thường ít khi một loại vi trùng mà thường phối hợp các loại vi trùng gram (+), vi trùng gram (-) và vi trùng kỵ khí. 



BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

1. Hôn mê do nhiễm Cetone - acid:
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
- Thời kỳ nhiễm Cetone:
* Nếu chưa biết bệnh nhân có tiểu đường, hỏi bệnh sử sẽ có gầy nhanh, 2 - 3 ngày nay ăn kém, nôn, tiểu nhiều, uống nhiều, mệt.
* Trong nước tiểu: đường niệu > 20 g/l, có Cetone trong nước tiểu.
* Máu: tăng đường huyết, giảm dự trữ kiềm 18 < HCO3 < 25 mEq/l, pH máu bình thường. Nếu điều trị đúng, diễn tiến tốt rất nhanh. Nếu đã biết có bệnh tiểu đường, theo dõi nước tiểu thấy bắt đầu có nhiễm cetone, sẽ tăng liều Insuline nhanh cho đến khi hết cetone trong nước tiểu. Nếu không hết, cho bệnh nhân nhập viện.
- Thời kỳ nhiễm Cetone acid nặng: (thời kỳ độc toan biến dưỡng do nhiễm Cetone nặng).
* Rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn mê.
* Thở sâu nhịp Kussmaul.
* Hơi thở có mùi Cetone.
* Dấu kiệt nước ngoại và nội tế bào: da khô, mắt hõm sâu, tĩnh mạch cổ xẹp, hạ huyết áp, giảm cân, khô niêm mạc miệng, giảm trương lực nhãn cầu, nếu có kích xúc nên tìm sang thương nội tạng như nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp.
* Nôn mửa, đau bụng. * Hạ nhiệt độ, dưới 36oC.

2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu: Đây là biến chứng cấp tính thường xảy ra trên bệnh nhân bị tiểu đường đứng tuổi không phụ thuộc Insuline. Bệnh xảy ra ở người trung niên, già có đường huyết cao kéo dài kèm với tình trạng kiệt nước mà bệnh nhân không thể uống đủ số nước cần thiết để bù lại. Bệnh nhân thường sống một mình, bị tai biến mạch máu não, trước đó có dùng lợi tiểu, Corticoides hoặc làm thẩm phân phúc mạc.Triệu chứng toàn phát sẽ không xảy ra cho đến khi thể tích máu giảm trầm trọng làm giảm lượng nước tiểu. Bệnh nhân hôn mê hoặc rối loạn tri giác.,run cơ, kinh giật,cổ hơi gượng.


Thời gian điều trị 6- 8 tuần, sau 1 tuần là cảm nhận hiệu quả.
Tuần đầu dùng thử miễn phí
Gửi thuốc dùng thử miễn phí tuần đầu đi các tỉnh trên toàn quốc qua đường bưu điện.

Lưu ý: Tùy theo thể trạng và cơ địa mỗi người mà có đáp ứng khác nhau, thời gian điều trị và pháp đồ điều trị khác nhau

Hãy đến với chúng tôi địa chỉ : ( cổng viện k 2 Tam Hiệp ) Số 14 Tựu Liệt- Tam Hiệp - Thanh Trì  - Hà Nôi
SĐT liên hệ : 0901779115 -0901739115
Email : yduocphucnguyen@gmail.com
Websie : rohaumon.net : yduocphucnguyen.com
Giá thuốc 120 ngàn/ tuần ( cả chi phí vận chuyển ). Tuần đầu dùng thử miễn phí, gửi thuốc miễn phí tuần đầu theo đường bưu điện. Lấy nhiều hơn 1 tuần mới tính phí các tuần còn lại. Với bệnh nhân mua trực tiếp; Cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả.  Phòng khám của hãng dược uy tín vì sức khỏe cộng đồng, bệnh nhân được uống thuốc trước, trả tiền sau 5- 7 ngày, có Bác sỹ chăm sóc tại nhà. Công ty Cp Đông Nam Dược Phúc Nguyên tự hào là nhà cung cấp nguyên liêu số 1 việt nam cho các tập đoàn dược  giá rẻ Ấn Độ. Lương Y Như Từ Mẫu -  Phúc Ân Dâng Cho Đời.

 

TIỂU ĐƯỜNG TIỂU ĐƯỜNG

Háo khát, tia máu trong mắt nổi đỏ... là dấu hiệu chớm bị tiểu đường

Đông y điều trị đái tháo đường Đông y điều trị đái tháo đường

Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng ăn nhiều mà vẫn gầy, tiểu nhiều, uống nhiều và khát nhiều nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát....

Tiểu đường và nguyên nhân,cơ chế bệnh sinh Tiểu đường và nguyên nhân,cơ chế bệnh sinh

Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa liên quan đến tình trạng thiếu hụt  Insuline cả về số lượng và chất lượng,gây nên sự...

Bệnh Đái Tháo Đường Bệnh Đái Tháo Đường

Đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa đang ngày càng gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới.Biểu hiện bệnh không phải...