• Rò hâu mộn
  • Rò hâu mộn
Với nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm điều trị nhiều ca bệnh phức tạp trên lâm sàng, Đông nam dược Phúc Nguyên đã cho ra đời nhiều bài thuốc quý điều trị dứt điểm bệnh Gút. Không chỉ giải quyết các triệu chứng sưng đau cấp tính mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể , tăng cường đào thải acid uric qua nước tiểu, điều hòa nồng độ acid uric trong máu, kéo giãn đợt tái phát cơn gút cấp, từ đó điều trị dứt điểm..thuốc có thành phần là các thảo mộc tự nhiên, là cây cỏ thuốc nam, an toàn lành tính , không lo tác dụng phụ, không độc với gan thận, chi phí lại rẻ, là một giải pháp cho phác đồ điều trị bệnh lâu dài
CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định (có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau)

- Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): Độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm.

a. Hoặc tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tôphi.
b. Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:
+ Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
+ Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
+ Có hạt tophi
+ Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.
 
- Theo tiêu chuẩn của ILAR và Omeract năm 2000:Độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%
+ Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp, và / hoặc:
+ Hat tôphi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:
+ Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X quang sau:
1. Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
2. Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
3. Viêm khớp ở một khớp.
4. Đỏ vùng khớp.
5. Sưng, đau khớp bàn ngón chân I.
6. Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên.
7. Viêm khớp cổ chân một bên.
8. Tôphi nhìn thấy được.
9. Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360mmol/l)
10. Sưng đau khớp không đối xứng.
11. Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X quang
12. Cấy vi khuẩn âm tính.
 
Chẩn đoán phân biệt

- Viêm khớp do lắng đọng các tinh thể khác (pyrophosphat calci dihydrat) hay bệnh giả gút.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp phản ứng
- Bệnh lí khác: viêm mô tế bào, bệnh mạch máu ngoại biên…
 
 ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung

- Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp
- Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tô phi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tô phi.
 
Điều trị cụ thể
 
a) Chế độ ăn uống- sinh hoạt
- Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua… Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thit không quá 150g/24 giờ.
- Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
- Uống nhiều nước, khoảng 2-4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
- Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương…
 
b) Điều trị nội khoa
 

- Thuốc chống viêm
+ Colchicin
Với mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn: theo quan điểm mới colchicin không nên sử dụng liều cao vì có tác dụng không mong muốn. Nên sử dụng liều 1mg/ngày, nhưng cần dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút). Phối hợp với một thuốc nhóm chống viêm không steroid nếu không có chống chỉ định của thuốc này) để đạt hiệu quả cắt cơn gút.
 
Trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với chống viêm không steroid, colchicin dùng với liều 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên (có thể cho 0,5mg cách nhau 2 giờ một lần, nhưng tối đa không quá 4mg), 1 mg x 2 lần trong ngày thứ 2, 1mg từ ngày thứ 3 trở đi. Thông thường sau 24-48 giờ sử dụng, triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh
 
Test colchicin: hai ngày đầu: 1mg x 3 lần; triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh sau 48h. Tuy nhiên, sau 48 h thường có tiêu chảy, cần kết hợp một số thuốc như loperamid 2 mg ngày 02 –viên, chia 2 lần nhằm kiểm soát triệu chứng này.
 
Dự phòng tái phát: 0,5- 1,2 mg uống 1-2 lần/ ngày, trung bình 1mg/ ngày kéo dài ít nhất 6 tháng. Cần chú ý giảm liều ở bệnh nhân có bệnh thận mạn, lớn tuổi (trên 70 tuổi)…Trong trường hợp không sử dụng được bằng cochicine có thể dự phòng bằng các thuốc kháng viêm không stéroid bằng liều thấp.
 
+ Thuốc kháng viêm không steroid: có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofena, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...).
 
Lưu ý các chống chỉ định của thuốc này (viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận…). Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với colchicin.
 
+ Corticoid: corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày. Đường tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm) phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.
 
- Thuốc giảm axit uric máu
 
+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric
 
Allopurinol: Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ axit uric máu. Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300mg/ngày. Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1-2 tuần sử dụng colchicin. Cần lưu ý tác dụng phụ của allopurinol như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng… cần theo dõi sát trong những ngày đầu dùng thuốc, thậm chí sau 1-2 tuần dùng thuốc này.
 
+ Nhóm thuốc tăng thải axit uric:
 
Probenecid (250mg- 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron…Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24h, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi. . Đôi khi có thể dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid uric. Cả hai nhóm thuốc này đều nên chỉ định trong trong cơn gút cấp
 
 Điều trị ngoại khoa
 
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gút cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.





Hãy đến với Phúc Nguyên Đường sớm nhất  để được tư vấn kỹ hơn và điều trị bệnh hiệu quả bằng thảo mộc đông nam dân tộc y.


Phòng Khám có Bác Sỹ chăm sóc tại nhà. Uống thuốc trước trả tiền sau. Cam kết điều trị 1 lần bảo hành trọn đời. Có ký giấy bảo đảm. Do Thạc sỹ Bác Sỹ Đinh Văn Minh Trưởng Khoa khám bệnh bệnh viện bộ công thương trực tiếp khám và điều trị.
Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho bạn
Hãy đến với chúng tôi địa chỉ : ( cổng viện k 2 Tam Hiệp ) Số 14 Tựu Liệt- Tam Hiệp - Thanh Trì  - Hà Nôi
SĐT liên hệ : 0901779115 -0901739115
Email : yduocphucnguyen@gmail.com
Websie : rohaumon.net : yduocphucnguyen.com



ĐIỀU TRỊ GOUT ( GÚT ) BẰNG ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ GOUT ( GÚT ) BẰNG ĐÔNG Y

TĂNG ACID URIC, SƯNG NÓNG ĐỎ ĐAU,... Bệnh nhân được uống thuốc trước, trả tiền sau trong thời gian chờ Bộ y tế phê chuẩn, bản công bố sản...

Nguyên nhân triệu chứng của bệnh Gout Nguyên nhân triệu chứng của bệnh Gout

Bệnh gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các...

Tiến Triển Và Dự Phòng Bệnh Gout Tiến Triển Và Dự Phòng Bệnh Gout

Gout là là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái...

TRỊ BỆNH GÚT MÃN TÍNH TRỊ BỆNH GÚT MÃN TÍNH

Sưng nóng đỏ đau lên lên xuống xuống Tây y không thể điều trị dứt điểm. Tiêm kháng sinh kháng viêm cực kỳ hại gan thận xương để lại nhiều biến...