Bướu Nhân Tuyến Giáp

  • Rò hâu mộn
  • Rò hâu mộn
Bướu nhân tuyến giáp là một trong những bệnh lý khá thường gặp, khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp ở khoảng 4-7% dân số (phụ nữ nhiều gấp 5 lần nam giới), lứa tuổi được phát hiện nhiều là 36-55.
Tỷ lệ phát hiện được bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19 đến 67% tùy nhóm nghiên cứu, và tăng lên người già, ước tính xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp tuy nhiên chỉ có khoảng 1/20 số này là ác tính.
Tại Mỹ, ung thư tuyến giáp chiếm 1% các loại ung thư và 0,5% tổng số tử vong do ung thư .
Nhìn chung tỷ lệ bướu nhân giáp ở trẻ em thấp hơn người lớn nhưng nguy cơ bị ung thư thì lại cao gấp hơn 2 lần. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng chọc hút tế bào có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bướu nhân giáp ở trẻ em. Điều trị nên là phẫu thuật hoặc thyroxine hoặc chỉ theo dõi tùy kết quả tế bào học.



Vấn đề chẩn đoán và điều trị bướu nhân tuyến giáp vẫn còn nhiều tranh cãi, chủ yếu là làm cách nào phát hiện được ung thư tuyến giáp. Năm 1996, Hội các thầy thuốc nội tiết lâm sàng Mỹ (AACE) và trường môn nội tiết Mỹ (ACE) đã xây dựng hướng dẫn xử trí bướu nhân tuyến giáp, và đến năm 2006 hướng dẫn này đã được cập nhật thêm, trở thành cơ sở cho thực hành lâm sàng. Ở Việt Nam hiện đang có tình trạng lạm dụng điều trị ức chế bằng thyroxine theo thói quen, và lạm dụng phẫu thuật do sợ ung thư tuyến giáp.