• Rò hâu mộn
  • Rò hâu mộn
Đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa đang ngày càng gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới.Biểu hiện bệnh không phải lúc nào cũng rầm rộ dễ nhận biết. 



1- Triệu chứng lâm sàng:

- Thường được biết đến bởi tứ chứng kinh điển:
* Khát nước và uống nước nhiều.
* Tiểu nhiều hay còn gọi là đa niệu thẩm thấu.
* Ăn nhiều.
* Sụt cân.
- Sự xuất hiện các triệu chứng trên là do tình trạng thiếu Insuline,glucose không được đưa vào tế bào để tham gia chu trình chuyển hóa năng lượng,nồng độ glucose máu tăng cao dẫn đến hậu quả tăng áp lực thẩm thấu máu, làm nước ở nội bào ra ngoại bào khiến lưu lượng tuần hoàn tăng và tăng tốc độ lọc ở vi cầu thận. Một khối lượng lớn nước tiểu được thải ra cùng Glucose là do Glucose máu vượt quá ngưỡng thận.
- Ngoài ra cüng tăng thải qua đường niệu ion K+ và Na+. Hậu quả gây mất nước nội bào và ngoại bào làm rối loạn điện giải, kích thích trung tâm khát nên bệnh nhân uống nhiều. Tế bào đói glucose, lượng Glucose mất qua đường niệu khoảng trên 150 g/24 giờ sẽ gây cảm giác đói và bệnh nhân phải ăn nhiều mà vẫn sụt cân.
- Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng thấy các triệu chứng rõ ràng như trên,mà ngày nay diễn biến bệnh thường âm thầm lặng lẽ,người bệnh có thể chỉ thấy bị khô da, ngứa toàn thân và mờ mắt thoáng qua,thậm chí không có biểu hiện gì.trường hợp này chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua tình cơ đi thăm khám.lúc này những xét nghiệm là cần thiết.

2- Xét nghiệm cận lâm sàng:

Cũng là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh
Theo hướng dẫn năm 2015 của ADA ( hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ ) đưa ra 4 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường :
1.     HbA1c >= 6.5 %
2.     Đường huyết lúc đói ( 8h sau ăn ) >= 7.0 mmol/l
3.     Đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp tăng đường huyết  >= 11,1 mmol/l
4.     Đường huyết bất kì >= 11.1 mmol/l kèm theo có triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu ( ăn nhiều,uống nhiều,tiểu nhiều ,gầy nhiều ) hoặc có cơn tăng glucose máu cấp ( nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết )

ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI:

Mục tiêu của điều trị tiểu đường là tránh các hậu quả trực tiếp của sự thiếu Insuline, bao gồm các triệu chứng của tăng đường huyết, của nhiễm acid cetone, của hội chứng tăng áp lực thẩm thấu và làm giảm các chứng do bệnh kéo dài gây nên.Đối với mỗi bệnh nhân, người thầy thuốc phải có một kế hoạch điều trị để có thể đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất mà không gây ra hạ đường huyết thường có hoặc nặng.
1-    Theo dõi điều trị:
a/ Chú ý đến tình trạng kiểm soát đường và bất cứ biến chứng cấp hoặc mạn nào biểu hiện trên lâm sàng bằng cách phát hiện sớm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều, uống nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ …
b/ Định lượng đường: bằng bút đo đường huyết mao mạch tại nhà và định lượng các chỉ số đường huyết tại cơ sở y tế định kì




2-    Giáo dục bệnh nhân : Bệnh tiểu đường được điều trị tối ưu khi bệnh nhân có thông tin đầy đủ. Điều trị bệnh tiểu đường sẽ thuận lợi khi bệnh nhân làm đúng việc săn sóc hàng ngày. Giáo dục phải nhấn mạnh tới khía cạnh thực hành và việc điều trị bao gồm:
- Chế độ ăn
- Kỹ thuật theo dõi đường và cetone.
- Hoạt động thể lực và thái độ trong cuộc sống.
- Dùng thuốc. Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình hoặc người ở cùng với bệnh nhân.

3-    Thay đổi chế độ ăn:
* Quan trọng với tất cả mọi loại tiểu đường, kể cả với bệnh nhân kém dung nạp đường.
* Mục tiêu của điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào:
- Type tiểu đường.
- Tình trạng béo phì.
- Lượng mỡ bất thường trong máu.
- Có các biến chứng của tiểu đường.
- Đang được điều trị nội khoa.
- Và cả theo sở thích, khả năng tài chính và yêu cầu của bệnh nhân.
* Thêm  mục tiêu  đặt ra cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng. Giảm calorie chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo.
* Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân dùng một chế độ Insuline hoặc thuốc Sulfamide hạ đường huyết cố định.
* Thành phần món ăn, thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người tiểu đường không cố định. Không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác.
- Hydrate carbon: 55 - 60%, là chất chủ yếu cung cấp calorie ăn vào. Thức ăn có lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn phải có để cân bằng bữa ăn.
- Protein: 10 - 20%, đủ cung cấp bilan nitrogen và tăng trưởng. Đối với các bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn lượng Protein.
- Mỡ: 25 - 30%, phải hết sức hạn chế. Lượng Cholesterol ăn vào phải dưới 300 mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa.
- Thức ăn có sợi 25 g/1000 kcal có thể làm chậm sự hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám, có thể làm giảm đường đồng thời hạ Cholesterol toàn bộ và Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
 - Các chất ngọt nhân tạo có thể dùng thay đường trong nước uống và một số thức ăn. Aspartame và Saccharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.




* Cần hạn chế rượu:
- Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng Insuline hoặc thuốc hạ đường huyết.
- Rượu làm tăng Triglyceride cấp và mạn và rối loạn chuyển hóa chất Sulfamide.
- Rượu có chứa đường cüng có thể gây tăng đường huyết.
- Rượu làm thương tổn hệ thần kinh nặng hơn.

4-    Hoạt động thể lực:  Vừa có lợi, vừa có hại cho bệnh nhân tiểu đường.
* Ở người bình thường, sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động do được điều hòa sản xuất đường ở gan. Cân bằng này được Insuline điều chỉnh.
* Ở người tiểu đường, khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm cetone có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do lượng Insuline đưa vào nhiều hoặc Insuline tiết ra do tác dụng kích thích tụy của thuốc uống hạ đường huyết. Một kế hoạch ăn cẩn trọng và có định mức là rất cần thiết khi bệnh nhân đang được điều trị Insuline tăng hoạt động hay thử tập luyện nặng. Tập luyện nặng có thể hại cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ biến chứng mạn như tim mạch, thần kinh và võng mạc. Để đề phòng cần đánh giá tình trạng tim mạch, săn sóc cẩn thận. 


Thời gian điều trị 6- 8 tuần, sau 1 tuần là cảm nhận hiệu quả.
Tuần đầu dùng thử miễn phí
Gửi thuốc dùng thử miễn phí tuần đầu đi các tỉnh trên toàn quốc qua đường bưu điện.

Lưu ý: Tùy theo thể trạng và cơ địa mỗi người mà có đáp ứng khác nhau, thời gian điều trị và pháp đồ điều trị khác nhau

Hãy đến với chúng tôi địa chỉ : ( cổng viện k 2 Tam Hiệp ) Số 14 Tựu Liệt- Tam Hiệp - Thanh Trì  - Hà Nôi
SĐT liên hệ : 0901779115 -0901739115
Email : yduocphucnguyen@gmail.com
Websie : rohaumon.net : yduocphucnguyen.com

 

Giá thuốc 120 ngàn/ tuần ( cả chi phí vận chuyển ). Tuần đầu dùng thử miễn phí, gửi thuốc miễn phí tuần đầu theo đường bưu điện. Lấy nhiều hơn 1 tuần mới tính phí các tuần còn lại. Với bệnh nhân mua trực tiếp; Cam kết hoàn tiền nếu không hiệu quả.  Phòng khám của hãng dược uy tín vì sức khỏe cộng đồng, bệnh nhân được uống thuốc trước, trả tiền sau 5- 7 ngày, có Bác sỹ chăm sóc tại nhà. Công ty Cp Đông Nam Dược Phúc Nguyên tự hào là nhà cung cấp nguyên liêu số 1 việt nam cho các tập đoàn dược  giá rẻ Ấn Độ. Lương Y Như Từ Mẫu -  Phúc Ân Dâng Cho Đời.

TIỂU ĐƯỜNG TIỂU ĐƯỜNG

Háo khát, tia máu trong mắt nổi đỏ... là dấu hiệu chớm bị tiểu đường

Đông y điều trị đái tháo đường Đông y điều trị đái tháo đường

Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng ăn nhiều mà vẫn gầy, tiểu nhiều, uống nhiều và khát nhiều nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát....

Bệnh tiểu đường và những biến chứng khôn lường Bệnh tiểu đường và những biến chứng khôn lường

Bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị rất nhiều biến chứng làm thể trạng suy sụp. Trung bình các biến chứng xảy ra khoảng 10-20 năm sau khi đường...

Tiểu đường và nguyên nhân,cơ chế bệnh sinh Tiểu đường và nguyên nhân,cơ chế bệnh sinh

Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa liên quan đến tình trạng thiếu hụt  Insuline cả về số lượng và chất lượng,gây nên sự...